Sau động thái cấm hoàn toàn hoạt động khai thác và giao dịch Bitcoin nói riêng và tiền kỹ thuật số nói chung của Trung Quốc, Mỹ đã trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về đào tiền kỹ thuật số.
Vào ngày 30/9, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell cho biết rằng cơ quan quản lý không có kế hoạch cấm bitcoin và các loại tiền ảo khác. Trước đó, vào năm 2014, Sở Thuế vụ Liên bang Mỹ (IRS) đã quy định rằng Bitcoin sẽ được xem như một loại tài sản chịu thuế lãi vốn, giống như chứng khoán hay bất động sản. Trong khi đó, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán SEC lại xem tiền kỹ thuật số là một loại chứng khoán, còn Bộ Tài chính Mỹ lại xem đây lại là một loại “tiền ảo phi tập trung” (Defi)
Theo Cointelegraph, vào ngày 6/10 vừa qua, ông Gary Gensler, người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) đã xác nhận rằng cơ quan quản lý sẽ không cấm tiền ảo. Bên cạnh đó, các chính trị gia đều đang có xu hướng đầu tư vào tiền mã hóa ngày càng nhiều nên có thể thấy, Mỹ đang báo hiệu rõ ràng rằng họ sẽ nắm lấy và điều chỉnh Bitcoin, công nghệ blockchain và các loại tiền ảo khác bên cạnh việc phát triển đồng USD kỹ thuật số.
Thị trường vốn và các công cụ tài chính đang hoàn thiện xung quanh ngành đào tiền mã hóa đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành này ở Mỹ – theo Alex Brammer từ Luxor Mining, một công ty đào Bitcoin dành cho các nhóm đào cao cấp. Nhiều công ty đào Bitcoin đã nhanh chóng phát triển và tăng quy mô hoạt động nhờ bảo đảm nguồn tài chính thông qua đòn bẩy lợi nhuận qua nhiều năm và sử dụng vốn hiện có làm thế chấp.
Dù đại dịch Covid-19 đã làm ngưng trệ nền nền kinh tế trong 2 năm qua, các khoản kích thích kinh tế từ chính phủ Mỹ cũng kích thích mọi người đầu tư nhiều hơn vào thị trường tiền mã hóa.
Hiện nay, Mỹ đã cho phép hệ thống ngân hàng truyền thống hoạt động cùng với hệ thống tài chính phi tập trung mới và đang phát triển nhanh chóng. Xu hướng này có thể giúp Mỹ trở thành tiên phong trong phát triển fintech, công nghệ blockchain và thậm chí vào các phần độc đáo hơn của tài chính phi tập trung như bảo hiểm, tài trợ thương mại và gây quỹ.
Từ góc độ địa chính trị, đây được xem là một chính sách không thể thông minh hơn vì Mỹ sẽ tự định vị để nhận được lượng đầu tư lớn từ nước ngoài, thu hút những tài năng tốt nhất trên hành tinh.
Tổng hợp và biên tập