Home » Reviews » Bitcoin có thể là giải pháp cho khủng hoảng tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ?

Bitcoin có thể là giải pháp cho khủng hoảng tiền tệ Thổ Nhĩ Kỳ?

by Linh Nguyen

Frank Holmes – Chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư và quản lý tiền tệ Mỹ đã nhận định rằng bitcoin có thể hỗ trợ đáng kể cho cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tính đến tháng 12/2021, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đang ở gần mức thấp nhất mọi thời đại so với đồng USD sau khi Tổng thống Recep Erdogan tiếp tục thực hiện những biện pháp mới trong quản lý tiền tệ – chính sách mà Wall Street Journal gọi là “các chính sách kinh tế độc đáo”. Các hộ gia đình Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến giá trị của đồng tiền quốc gia giảm gần 30% chỉ trong tháng 11, khiến mọi thứ từ thực phẩm đến nhiên liệu đắt hơn đáng kể đối.

Trong cuốn sách Denationalization of Money (tạm dịch: Phi quốc gia hóa tiền bạc), nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Friedrich Hayek từng nói rằng quan điểm của các chính phủ về tiền bạc cũng không nên mang tính chất độc quyền. Ông lập luận chống lại việc tạo ra đồng tiền chung châu Âu mà sau này vẫn trở thành sự thực vào năm 1999. Hayek cũng đề xuất rằng các tổ chức tư nhân nên được phép phát hành tiền tệ của riêng họ. Mặc dù được viết cách đây nửa thế kỷ, cuốn sách của Hayek dường như dự đoán sự ra đời và phát triển của một loạt các tài sản kỹ thuật số như bitcoin và ethereum.

Là một tài sản phi tập trung, bitcoin chính xác là loại tài sản mà Hayek có thể đã nghĩ đến khi tiến hành nghiên cứu kinh tế thế giới trong quá khứ. Bitcoin không được phát hành hoặc thuộc về bất kỳ chính phủ nào. Không có ngân hàng trung ương nào kiểm soát nó. Nó hoàn toàn không có tính giới hạn theo biên giới.

Hơn nữa, bitcoin là một loại tài sản đầu tư lưu trữ tuyệt vời so với các loại tiền tệ truyền thống như lira Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí là đồng USD – đồng tiền đã bị giảm sức mua đáng kể sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) được thành lập vào năm 1913. Chỉ trong 40 năm qua, đồng bạc xanh đã mất giá tới 2/3 khi các thống đốc của Fed ngày càng theo đuổi các kế hoạch tiền tệ phi chính thống hơn.

Đối với vấn đề thao túng tiền tệ, Hayek coi các đồng tiền cạnh tranh là giải pháp. Ông tin rằng nếu mọi người có sự lựa chọn thì điều này sẽ “ngăn cản các chính phủ bảo hộ quá nhiều cho các loại tiền tệ mà họ phát hành trước những hậu quả có hại do các biện pháp của chính họ gây ra”. Nói cách khác, các ngân hàng trung ương và bộ trưởng tài chính sẽ gặp khó khăn hơn trong việc “che giấu” các biện pháp làm giảm giá trị đồng tiền của họ.

Nếu như nhìn nhận theo quan điểm này thì có lẽ chúng ta cũng phần nào giải thích được lý do vì sao Trung Quốc hay Thổ Nhĩ Kỳ cầm bitcoin và tiền điện tử, đồng thời chính phủ Mỹ và châu Âu cũng muốn ban hành quy định thắt chặt.

Trong khi các ngân hàng trung ương thường tăng lãi suất để kiểm soát giá cao hơn chứ không phải hạ thấp thì Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan được cho là không muốn mạo hiểm với động lực kinh tế để ổn định hơn nên nhất quyết giảm lãi suất để chống lại lạm phát ngoài tầm kiểm soát khiến đồng lira tiếp tục giảm giá. Vì thế, bất chấp lệnh cấm tiền điện tử, nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã chuyển sang đầu tư, lưu trữ bitcoin.

Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Lutfi Elvan đã từ chức để phản đối các động thái mới nhất và ông Erdogan cũng ngay lập tức thay thế vị trí này. Nói cách khác, Tổng thống sẽ không sớm từ bỏ chính sách mới nhưng điều đó chắc chắn sẽ không tốt cho giá tiêu dùng. Đổi lại, kế hoạch có thể thúc đẩy người Thổ Nhĩ Kỳ quay sang bitcoin.

Với nhiều nhà kinh tế học thì thị trường tự do sẽ tốt hơn. Cạnh tranh có lợi cho người tiêu dùng không chỉ vì nó mang lại cho họ sự lựa chọn mà nó cũng tạo ra sự đổi mới và giúp giữ giá trong tầm kiểm soát.

Tổng hợp và biên tập